Phát triền phần mềm không dùng Code?
Nhu cầu phát triển phần mềm và hướng tiếp cận thông thường
Mọi người gần đây đang dần quá quen thuộc với các cụm từ như Chuyển đổi số, số hóa, công nghệ 4.0,… Đó là xu hướng phát triển của thế giới dẫn đến nhu cầu tạo ra các ứng dụng, phần mềm giải quyết được các bài toán của doanh nghiệp ngày càng tăng cao.
Hầu hết mọi người vẫn nghĩ để xây dựng và phát triển phần mềm được cá nhân hóa theo nhu cầu về tính năng cũng như giao diện sẽ cần phải thuê một đội lập trình cho việc phát triển và trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã đổ rất nhiều tiền bạc, thời gian và nguồn lực để thuê gia công ứng dụng. Nhưng vì khoảng cách về kiến thức kĩ thuật của developer và know-how về nghiệp vụ (người biết và hiểu rõ nghiệp vụ và nhu cầu của doanh nghiệp thì không biết code và ngược lại) mà rất nhiều sản phẩm “lỡ cỡ”, “nửa vời” được ra đời nhưng lại phải bỏ đi vì xây ra không đáp ứng được với nhu cầu thực tiễn hoặc không cũng phải chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần mới có thể đưa vào sử dụng, gây lãng phí nhiều loại nguồn lực.
Việc phụ thuộc vào một đội phát triển cũng khiến cho quá trình bảo trì, mở rộng hệ thống cũng sẽ bị động theo. Thử tưởng tượng mỗi lần doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi hệ thống để đáp ứng với nghiệp vụ mới sau khi đội xây dựng và phát triển ứng dụng bàn giao và rời đi, team dev mới có thể phải đọc lại source code và thay đổi cấu trúc hệ thống cũ để có thể bảo trì, mở rộng thì thời gian và tiền bạc trả cho việc đó cũng đội lên nhiều, thậm chí đắt đỏ và lâu hơn việc “đập đi xây lại” phần mềm mới.
Phát triển phần mềm không dùng code?
Thoạt nghe có vẻ nghịch lý vì tại sao không code mà xây dựng được ứng dụng/phần mềm. Tuy nhiên ngày nay dưới sự hỗ trợ của các nền tảng đơn giản hơn đó là No-code (không mã) và Low-code (mã thấp) thì việc mọi cá nhân đều có thể tự tạo ra và phát triển phần mềm một cách nhanh chóng và thậm chí không cần dùng đến code là hoàn toàn khả thi và ngày càng trở nên phổ biến. Với nền tảng truyền thống (Full-code) yêu cầu chỉ những người có kiến thức chuyên sâu tạo ra phần mềm bằng cách mã hóa nguyên thủy, thì No/Low-code platform lại cung cấp công cụ cho phép người dùng chỉ cần thực hiện các thao tác như kéo, thả là đã có thể tự tạo ra được phần mềm mà gần như không cần viết mã hoặc làm việc với các đoạn mã viết sẵn.
Chính việc cho phép xây dựng ứng dụng dễ dàng mà không cần mã đã đưa nền tảng No/Low-code trở thành xu hướng mới của các nhà quản trị. Doanh nghiệp sẽ không cần phải thuê đội ngũ IT bên ngoài với chi phí đắt đỏ và đôi khi không thực sự hiểu được doanh nghiệp đang cần gì mà muốn gì. Nền tảng No/Low-code cho phép đội ngũ BA có kiến thức về nghiệp vụ có thể dễ dàng tự xây dựng nên phần mềm phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng/doanh nghiệp mình. Đem đến sản phẩm thực tế sát với kỳ vọng nhất cũng như tiết kiệm được khoản chi phí nhân sự bên ngoài cho doanh nghiệp. Thậm chí, những nền tảng low/no code này còn đáp ứng nhu cầu thay đổi linh hoạt các ứng dụng để đáp ứng kịp thời sự phát triển của doanh nghiệp.
Xu hướng phát triển phần mềm bằng các nền tảng low-no code
Với thực tế rằng viêc xây dựng phần mềm của riêng mình mà không cần viết mã là hoàn toàn khả thi thông qua các nền tảng No/Low-code.
Theo báo cáo State of Low-Code 2021 dựa trên cuộc khảo sát 2.025 chuyên gia CNTT trên sáu quốc gia. Kết quả cho thấy 77% doanh nghiệp ở sáu quốc gia này đã áp dụng Low-code và 75% các nhà lãnh đạo CNTT cho biết đó là xu hướng mà họ không thể bỏ qua. Thị trường No/Low-code đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, theo dự đoán của Gartner đến 2024, 65% các ứng dụng sẽ được phát triển dùng các công cụ Low-code.
Những con số ấn tượng này là minh chứng cho làn sóng lớn tạo ra phần mềm không cần code trên toàn cầu, nhu cầu mạnh mẽ đối với tất cả các doanh nghiệp để xây dựng các ứng dụng kinh doanh hiện đại và lớn hơn, đơn giản hóa quá trình đi đến kết quả thành công.
Liên hệ với chúng tôi tại:
Facebook: fb.com/sympervietnam
Linkedin: linkedin.com/company/symper/
Hotline: 090 461 4302
Email: infor@symper.vn