Xây dựng OKRs trong doanh nghiệp
OKRs là gì?
OKRs là viết tắt của Objectives and Key Results. Trong đó, objectives hay mục tiêu đơn thuần là những điều cần đạt được. Việc tuân theo các mục tiêu đóng vai trò quan trọng nhằm định hướng hành động và tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp.
Đồng thời, kết quả đạt được mang vai trò là cơ sở để xác định mức độ chặt chẽ của tổ chức trong việc đạt được mục tiêu. Key results được đưa ra chi tiết, có giới hạn về mặt thời gian và đảm bảo tính thực tiễn. Trên hết, key results có thể đo lường và kiểm chứng chính xác về mặt số liệu.
Từ đó, tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ khi kết thúc mỗi giai đoạn nhất định, một quý hoặc nửa năm, …, và đánh giá trạng thái việc đạt được các kết quả cần đạt đã đề ra. Trong khi một mục tiêu có thể được kéo dài một năm hoặc hơn, thì kết quả then chốt sẽ thay đổi khi dự án tiến triển. Mục tiêu sẽ hoàn thành khi tất cả các kết quả đo lường đều đã đạt được.
Các phương pháp xây dựng OKRs
- Từ trên xuống (Top-down)
Trong chiến lược này, ban lãnh đạo đưa ra tập hợp các mục tiêu từ đó giúp định hướng cả doanh nghiệp đi theo một định hướng chung của những nhà quản trị. Theo cách tiếp cận từ trên xuống, OKRs sẽ được người quản lý, người giám sát hoặc quản trị viên lên kế hoạch cho tất cả các mục tiêu nên đôi khi sẽ trở nên xa vời nếu thiếu sự phân tích và đánh giá kỹ càng.
- Từ dưới lên (Bottom-up)
Bằng cách này, nhân viên các cấp xây dựng các mục tiêu theo từng cá nhân, từng nhóm, tựu chung lại sẽ là mục tiêu của cả doanh nghiệp. Điều này mang đến tính khả thi cao cho các mục tiêu nhưng cũng gặp vấn đề khi thiếu sự thách thức. Nhân viên xác định các mục tiêu và kết quả đo lường của họ dựa trên những gì họ tin cần được thực hiện và cố gắng thuyết phục các nhân viên và quản lý theo hướng từ dưới lên.
Khi kết hợp cả hai, việc lên OKRs sẽ đảm bảo được sự cân bằng giữa tính khả thi và sự thách thức đồng thời mang theo tính linh hoạt cao trong ứng dụng nhưng cũng sẽ có điểm trừ khi không thể đạt được tuyệt đối những ưu điểm của từng phương pháp.
Bên cạnh đó, OKR có thể được điều chỉnh theo chiều ngang để trở nên phù hợp hơn và đảm bảo cân bằng những mục tiêu và lợi ích giữa các bộ phận trong tổ chức.
OKR luôn cần được điều chỉnh phù hợp để hướng toàn bộ tổ chức hướng tới cùng một mục tiêu. Việc xây dựng OKR có xu hướng rõ ràng, thực tế, có tham vọng và thách thức thông qua việc kết hợp linh hoạt giữa top-down và bottom-up hay có sự kết nối giữa tất cả các bộ phận để đạt được tính thống nhất.
Tùy theo lĩnh vực, tính chất của mỗi doanh nghiệp, việc đo lường OKRs cũng có nhiều sự khác biệt. Việc đạt được 100% OKRs không đồng nghĩa với sự xuất sắc tuyệt đối. Điều này cho thấy các mục tiêu của tổ chức đang được đưa ra quá dễ dàng và các nguồn lực không được sử dụng một cách tối ưu cho sự phát triển.
Bên cạnh đó, khi các mục tiêu có thể hoàn thành từ 60% hoặc 70% trở lên tùy theo mỗi tổ chức, ta hoàn toàn có thể coi đây là một kết quả tích cực. Việc chỉ đạt được ngưỡng xung quanh mức 50% cũng không hoàn toàn là kết quả quá tệ vì đây có thể là cơ hội để tổ chức đánh giá lại mục tiêu và tìm ra những vấn đề cần cải thiện. Và rõ ràng khi kết quả đạt được thấp hơn 40%, doanh nghiệp cần phải khắc phục các vấn đề của mình ngay lập tức và đánh giá lại rằng việc đưa ra mục tiêu có đang quá sức mình hay không.
Liên hệ với chúng tôi tại:
Facebook: fb.com/sympervietnam
Linkedin: linkedin.com/company/symper/
Hotline: 090 461 4302
Email: infor@symper.vn