OKR VÀ Ý NGHĨA TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI
Google là một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Để xây dựng nên một đế chế hùng mạnh như hiện tại, Google hẳn có nhiều bí quyết thành công và một trong số đó không thể không kể đến đó chính là phương pháp quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt (OKR).
Phương pháp OKR được phát kiến ra bởi Giám đốc điều hành của Intel là Andy Grove và được Google áp dụng từ đầu những năm 2000. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem OKR là gì và ý nghĩa của mô hình này trong doanh nghiệp hiện nay.
OKR là gì
OKR (Objectives and Key Results), tạm dịch ra tiếng Việt là “Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả then chốt”, là một phương pháp quản trị giúp doanh nghiệp gắn kết mục tiêu cụ thể với kết quả chung của một tổ chức, tập thể lớn. Vậy OKR có ý nghĩa như thế nào đối với các doanh nghiệp hiện đại mà khiến nó trở nên được ứng dụng rộng rãi đến vậy?
OKR xoay quanh 2 câu hỏi chính:
- Mục tiêu (Objectives): Bạn cần đến nơi nào?
- Kết quả then chốt (Key results): Bạn đến nơi đó bằng cách nào?
Đó là 2 câu hỏi luôn phải tự đặt ra và đi tìm câu trả lời trong mô hình OKR.
Ý nghĩa của OKR trong doanh nghiệp
Lợi ích của phương pháp này đối với các doanh nghiệp hiện đại là vô cùng lớn, có thể kể đến như:
1. Tập trung vào những vấn đề cần thiết
Phương pháp này giúp nhân viên trong công ty xác định đâu là công việc ưu tiên cần thực hiện, từ đó tập trung sức lao động vào những mục tiêu có thể đo lường được, không bị tốn thời gian “mắc kẹt” trong những công việc không tạo ra giá trị khiến hiệu suất công việc bị giảm sút.
2.Tác động đến văn hóa doanh nghiệp
Một trong những lợi ích lớn nhất khi áp dụng phương pháp OKR đó là nó tác động mạnh mẽ vào văn hóa của doanh nghiệp. OKR giúp xây dựng văn hóa minh bạch, cho phép doanh nghiệp có thể nắm được kế hoạch của mỗi phòng ban và mỗi cá nhân, cũng như tạo thói quen tập trung và nỗ lực tối đa để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
3. Là công cụ để đo lường tiến độ hoàn thành mục tiêu
Tiêu chí đầu tiên của kết quả then chốt (key results) chính là khả năng đo lường. Thông qua mô hình OKR, các chỉ số về dự án và công việc sẽ phản ảnh đầy đủ, chính xác về tiến độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân, bộ phận và toàn doanh nghiệp, giúp cho tiến độ hoàn thành OKRs luôn được cập nhật liên tục.
4. Nhân viên chủ động trong công việc
Khi mỗi nhân viên có OKRs riêng thì họ hiểu tầm quan trọng của việc hoàn thành và có những kỳ vọng rõ ràng cho công việc của chính họ. Mô hình OKRs trao cho nhân viên quyền tự quyết định, tự giác và chủ động hơn trong công việc của mình.
Với những lợi ích kể trên, có thể nói OKR có vai trò rất lớn trong việc quản trị doanh nghiệp và cũng dần được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đây là phương pháp giúp quản lý công việc hiệu quả để kết nối mọi thành viên trong cùng một công ty thông qua các kết quả đơn giản và dễ dàng theo dõi, đồng thời cũng chính là chìa khóa của sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi tại:
Facebook: fb.com/sympervietnam
Linkedin: linkedin.com/company/symper/
Hotline: 090 461 4302
Email: infor@symper.vn