Workshop: Dẫn dắt sự thay đổi

Ngày 20/10/2023 vừa qua, Đội ngũ Corporate Adviser của Symper có cơ hội tham gia thảo luận, chia sẻ ý kiến trong Workshop về “Dẫn dắt sự thay đổi” do Assoc Prof Roy Chua của Trường ĐH Quản lý Singapore (SMU) – người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và diễn thuyết tại Harvard, SMU,…

Buổi workshop khai thác và đưa ra góc nhìn thú vị, mới mẻ về khía cạnh “Cảm xúc” trong dẫn dắt sự thay đổi tại doanh nghiệp, điều mà Đội ngũ Corporate Adviser đang va vấp khá nhiều trong các chương trình chuyển đổi của các business tại Việt Nam.

Workshop “Dẫn dắt sự thay đổi” đã nêu ra 01 khía cạnh ít được trao đổi, nhưng đặc biệt đang gây ra cản trở và tác nhân ngăn cản sự thay đổi, trong các chương trình chuyển đổi của các doanh nghiệp mà các Corporate advisers ở Symper quan sát thấy trong những điều diễn ra trong môi trường doanh nghiệp, đó là khía cạnh cảm xúc, quản lý tiến trình của sự thay đổi

Khi nói về việc thực thi 01 sáng kiến hay chương trình chuyển đổi, hầu hết các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu dự án sẽ nói về các framework như From-to-gap, PMO,… để thiết lập kế hoạch, timeline, các phương án kỹ thuật nhưng lại bỏ qua yếu tố rất quan trọng đó chính là “CON NGƯỜI” trong các dự án đó. Việc tìm kiếm sự ủng hộ, hỗ trợ của những người liên quan, thúc đẩy tinh thần nhân sự tham gia dự án chuyển đổi là yếu tố quan trọng không kém các framework kỹ thuật trên. Đó cũng là lý do tại sao các dự án chuyển đổi của Symper với các đối tác đã diễn ra tương đối suôn sẻ và được ủng hộ, từ đó đạt được mục đích chuyển đổi của doanh nghiệp mong muốn đề ra.

Rất cảm ơn sự cởi mở của đơn vị cung cấp Case Study và Tác giả Roy Chua, cũng như Dr Dr. Ramesh Ramachandra, và Team Impact Velocity đã chia sẻ Case study rất thú vị cho những người đang leading the change tại các Doanh nghiệp Việt Nam.

Xem thêm tại: https://www.linkedin.com/feed/update/urn:li:activity:7123155481266663425

Symper CEO’s sharing at SSCA #4 Cohort

In SSCA #4 Cohourt, Symper CEO – as a partner & Impacteer of Impact Velocity – shared the experiences and our committed effort, laying the foundation for a concept in order to address one of the market inefficiencies. This project is to help good slow-moving materials to be distributed to underprivileged people and society for social buildings and social welfare projects without being conflict with the construction material manufacturer’s existing distribution networks.

Đào tạo nội bộ về SSCA

Thông báo về seminar SSCA (Sustainable Success: Collective Advantage)

SSCA là 1 chương trình offline được tổ chức bởi khách hàng VITTO Hoàn Mỹ của SYMPER, diễn ra trong 3 ngày liên tiếp vào tháng 2, 2023. Khadm và Huongntm là 2 thành viên được tham gia chương trình này, sau khi tham gia đã cảm thấy được nhiều giá trị về mặt nhận thức mà chương trình đem lại không chỉ ứng dụng cho công việc mà còn trong cuộc sống của mỗi cá nhân.

Và với mong muốn chia sẻ những giá trị đó với các thành viên khác trong Symper, chúng tôi sẽ tổ chức buổi seminar với nội dung:

Buổi 1, vào chiều thứ 7, 14h đến 17h ngày 03/06/2023.

– Hiểu về thành công bền vững

– Mô hình nhận thức / Khung tham chiếu

Buổi 2, dự kiến vào tuần sau đó, khi chốt được lịch cụ thể sẽ cập nhật.

– 3 nguyên tắc để thành công bền vững

– Thành công bền vững và lợi ích tập thể

Và còn nhiều hoạt động, nội dung khác nữa mà chúng tôi tin rằng sẽ đem đến cho các thành viên của Symper thêm những góc nhìn, cảm nhận thú vị về bản thân, và thế giới xung quanh.

Đối tượng tham gia: Everyone trong Symper

Trân trọng,

Khadm, Huongntm

Continous Improvement và Operational Excellence: Có thể bạn chưa biết?

Continous Improvement (Vận hành xuất sắc) và Operational Excellence (Cải tiến liên tục): Có thể bạn chưa biết?

 

Continous Improvement là như thế nào?

Continous Improvement là quá trình liên tục xác định, phân tích và thực hiện các cải tiến (thường là nhỏ và là các thay đổi incremental changes ~ mang tính tích lũy, trong 01 khoảng thời gian ngắn để nhìn thấy kết quả như tư duy agile, hơn là các disruptive changes) đối với hệ thống vận hành. Các thay đổi này có thể là tăng hiệu suất đầu ra công việc và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đồng thời giảm thiểu chi phí, độ trễ, than phiền, lỗi. Về bản chất, Continous Improvement là một mindset mà sẽ không có điểm đích cho việc cải tiến liên tục, doanh nghiệp luôn luôn tiếp tục xây dựng và duy trì những cải tiến đó với sự thay đổi từng ngày.
Tư duy cải tiến liên tục thường đi với mindset về trial & error (thử và sai) và fail-quick-fail-cheap giúp tổ chức liên tục học hỏi cái mới, và lựa chọn áp dụng theo mindset cải tiến liên tục nhằm nâng cấp bộ máy vận hành của mình ở từng chức năng
 

Operational excellence là gì?

Operational Excellence là khả năng tổ chức và điều hành các hoạt động, quá trình hiệu quả nhất có thể. Đây là cách tiếp cận quản trị doanh nghiệp nhấn mạnh vào việc Cải tiến liên tục mọi khía cạnh của doanh nghiệp: bao gồm các quy trình, hệ thống, con người và công nghệ, hướng tới một mục tiêu chung. Bằng cách tạo ra một nền văn hóa “Vận hành xuất sắc”, quản lý và nhân viên nắm bắt được mọi thông tin, thay đổi, giá trị mang tới khách hàng và được trao quyền để thực hiện nhiệm vụ. Khi đó, các quyết định quản trị được đưa ra kịp thời và đúng đắn nhất, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp. 

 

 

02 khái niệm này liên quan như thế nào?

Cải tiến liên tục chủ yếu tập trung vào việc thực hiện các thay đổi tích lũy dần dần, và chính Vận hành xuất sắc cung cấp khuôn khổ chiến lược và định hướng cho những cải tiến đó nên hướng vào năng lực cạnh tranh nào của doanh nghiệp.
 
Để triển khai vận hành xuất sắc, mindset cải tiến liên tục thường được áp dụng, vì thường được đóng gói trong các cải thiện nhỏ của từng năng lực kinh doanh trong các khung giai đoạn ngắn, nhưng lại tạo ra các bước tiến dài của tổng thể năng lực cạnh tranh doanh nghiệp sau khi nhìn lại. Thông thường, những nhà hoạch định thường sẽ có 01 lộ trình nâng cấp các năng lực kinh doanh với các khung thời gian nhỏ, nhằm điều hướng tư duy cải tiến liên tục của tổ chức, đảm bảo rằng tất cả các nỗ lực của tổ chức phù hợp với các mục tiêu nâng cấp năng lực chiến lược về lâu dài của doanh nghiệp.
 
Hay nói một cách khác, cải tiến liên tục và vận hành xuất sắc đi đôi với nhau, cùng nhau tạo ra một sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững, lợi nhuận và đạt đến sự hài lòng của khách hàng
 
Vậy cách phù hợp ở đây, có thể là việc áp dụng mindset cải tiến liên tục để nhằm thử và sai, thất bại và làm lại cho quá trình học hỏi, lựa chọn các công nghệ về IoT cho quá trình nâng cấp doanh nghiệp là 01 concept để cải thiện năng lực vận hành xuất sắc phù hợp, trong bối cảnh doanh nghiệp bối rối với làn sóng công nghệ 4.0 hiện nay.
 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

Nên hay không nên áp dụng nguyên tắc Scalar Chain trong doanh nghiệp SMEs?

 

Nên hay không nên áp dụng nguyên tắc Scalar Chain trong doanh nghiệp SMEs

 

Scalar Chain (Cấp bậc) là gì

Scalar Chain là một thuật ngữ mô tả luồng thông tin mệnh lệnh từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất (và ngược lại) trong một tổ chức. Cốt lõi của nguyên tắc này là chuỗi thông tin được nhất quán và không bị gián đoạn, đảm bảo thông tin được truyền tải rõ ràng và hiệu quả thông qua hệ thống cấp bậc. Giả sử, tổ chức có 10 nhân viên. Nếu nhân viên 5 muốn giao tiếp với nhân viên 9, dòng thông tin sẽ phải đi từ 5,6,7,8 và đến 9, và ngược lại khi nhân viên 9 muốn trao đổi với nhân viên 5. 

Tuy nhiên, để khắc phục sự chậm trễ và cứng nhắc trong truyền đạt thông tin, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp, Henry Fayol, nhà sáng lập nên nguyên tắc này, đã đề xuất sử dụng Gang Plank – hình thức giao tiếp trực tiếp giữa các nhân viên cùng cấp hoặc giữa các cấp. Trong trường hợp này, cùng một ví dụ như trên, nhân viên số 5 và nhân viên số 9 có thể trực tiếp trao đổi với nhau trong các trường hợp đặc biệt thông qua quyết định của quản lý. 

Ưu điểm của Scalar Chain

– Xác định được Quyền hạn và Nhiệm vụ rõ ràng  

– Giao tiếp hiệu quả, tránh trình trạng thông tin được truyền đạt sai lệch hoặc nhầm lẫn 

– Duy trì sự trật tự và phối hợp chặt chẽ, đảm bảo các nhiệm vụ và hoạt động được tổ chức liên kết với các mục tiêu tổng thể của tổ chức 

Nhược điểm của Scalar Chain

– Hạn chế tính linh hoạt của tổ chức 

– Khả năng tắc nghẽn và chậm trễ thông tin, dẫn đến các quyết định quản trị không kịp thời  

– Thiếu sự hợp tác, gắn kết giữa các nhân viên trong một tổ chức 

– Nguyên tắc không phù hợp với các tổ chức chưa xác định được mục tiêu ngay từ khi bắt đầu 


 

Ứng dụng Scalar Chain trong quản trị doanh nghiệp như thế nào? 

1. Doanh nghiệp cần xác định rõ sơ đồ cơ cấu tổ chức, làm rõ các công việc, quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân/đơn vị. 

2. Một công cụ hay được áp dụng là thông qua liệt kê trách nhiệm, công việc và gắn vào ma trận phân nhiệm của Tổ chức dựa trên mô hình phân chia trách nhiệm RACI (Resposible, Accountable, Consulted, Informed) <Ngoài RACI, có cả các biến thể khác như CAIRO, RACI-VS, PARIS,…>. Vạch ra nhiệm vụ, cột mốc quan trọng liên quan đến việc hoàn thành một dự án và phân công vai trò nào, nhân sự nào chịu trách nhiệm cho từng mục hành động, và khi thích hợp, ai cần được tư vấn hoặc thông báo.

Đây cũng là 01 cách thức triển khai cụ thể áp dụng Scalar Chain đã chứng minh được hiệu quả trong quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng như các dự án phải yêu cầu phối hợp tương tác với nhiều bên. 

Nên hay không nên?

Nguyên tắc Scalar Chain sẽ phù hợp hơn với các tổ chức truyền thống, như các tập đoàn lớn có nhiều cấp bậc quản lý, hoặc các tổ chức quân sự, cơ quan chính phủ, cơ sở giáo dục,… 

Scalar Chain có thể áp dụng cho các tổ chức khác nhau, nhưng mức độ triển khai và mức độ phân cấp có thể khác nhau dựa trên văn hóa, quy mô và quan điểm quản lý của tổ chức cụ thể. Thực tiễn quản lý hiện đại cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tính linh hoạt, cộng tác và trao quyền cho nhân viên, điều này có thể ảnh hưởng đến cách áp dụng Scalar Chain trong các bối cảnh khác nhau của doanh nghiệp. 

 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

Phương pháp Agile được hình thành từ đâu?

Phương pháp Agile được hình thành từ đâu?

 
🔸 Xu hướng phát triển của xã hội hiện nay hướng tới việc phân mảnh đầu ra, kết quả của 01 mong muốn thay đổi nào đó nhằm dễ dàng thực hiện, quản trị sự thay đổi mong muốn hơn. Việc này cũng giúp phản ánh sự thay đổi của bối cảnh, môi trường xung quanh với đầu ra, hướng đi của của Dự án. Giúp các cá nhân, tổ chức kiểm thử các ý tưởng, và có hiệu quả trong việc phân phối nguồn lực hay chuyển hướng mục tiêu, đầu ra (fail quick, fail cheap).
 
 
🔸Một ví dụ của xu hướng phân mảnh có thể thấy với ngành Viễn thông, khoảng hơn 1 thế kỷ trước, chuỗi giá trị dịch vụ viễn thông có thể được cung cấp từ đầu đến cuối chỉ bởi 01 công ty. Công ty này vừa sản xuất điện thoại để bàn, đồng thời cung cấp đường dây, trạm thu phát sóng, các gói dịch vụ. Trong khi đó, ngày nay, mỗi công đoạn của chuỗi giá trị đó, đã được tách ra và đảm nhiệm cung cấp bởi các đơn vị khác nhau.
 
🔸Tương tự như vậy, Agile là phương pháp quản lý dự án trong doanh nghiệp, hướng tới việc chia nhỏ đầu ra, công việc của dự án để thực hiện, quản trị và giải quyết, tạo ra những thay đổi nhỏ nhưng liên tục, với thời gian hoàn thành nhanh hơn. Ngược lại, Waterfall lại hướng đến việc tạo ra thay đổi lớn theo từng bước tuần tự cố định, với khung thời gian thực hiện dài hơn.
 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

Cuộc chiến giữa Database và Data Warehouse

Cuộc chiến giữa Database & Data Warehouse

Database và Data warehouse đều là kho dữ liệu của các hệ thống thông tin và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên giữa chúng có khá nhiều điểm khác biệt về cách thức cũng như mục đích sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ góc nhìn của Symper về sự khác biệt dành cho những người làm kinh doanh và Non-IT

1. Định nghĩa

 

2. Mục đích

 

3. Công nghệ

 

4. Tính cập nhật, nhất quán

 

5. Ví dụ về Techstack phổ thông

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

PDCA – Bí quyết phát triển thần kỳ dành cho doanh nghiệp

PDCA – Bí quyết phát triển thần kỳ cho doanh nghiệp

 

PDCA là gì?

PDCA là quy trình gồm 4 bước: Plan – Do – Check – Act, một phương pháp quản lý thực thi công việc đơn giản, được áp dụng rộng rãi không chỉ với các công việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, mà còn với các tác vụ cá nhân, có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
🔸 Plan (Lập kế hoạch): Phân tích, thu thập thông tin và dự kiến thực thi, cũng như nêu ra các chỉ số đo lường hiệu quả.
🔸 Do (Thực hiện): Hiện thực hóa các hoạt động theo kế hoạch.
🔸 Check (Kiểm tra): Đo lường và đánh giá kết quả thực hiện, tìm ra các nguyên nhân và giải pháp nhằm hiệu chỉnh cách thức thực hiện, tối ưu hoạt động của hóa quy trình.
🔸 Act (Cải tiến): Thực hiện các sáng kiến đã tìm ra ở bước Check nhằm khắc phục, xử lý các vấn đề phát sinh; đồng thời cải tiến liên tục sao cho phù hợp với thực tế doanh nghiệp.

Quá trình PDCA này thường diễn ra lặp đi lặp lại, nhằm điều hướng những nỗ lực thực thi công việc về hướng hiệu quả hơn và tạo ra sự thay đổi: ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, ngày mai tốt ngày hôm nay. PDCA thường sẽ gặp trong các đổi mới liên tục (incremental innovation).

 

Lưu ý khi áp dụng PDCA 

Doanh nghiệp hay cá nhân thường gặp khó khăn trong việc tuân thủ tất cả các bước trong PDCA. Có thể do vội vàng thực thi một công việc cần phải làm ngay lập tức hoặc thiếu thời gian, nguồn lực hạn chế hay doanh nghiệp chỉ hoạt động ở chế độ sống sót (survival mode), do vậy thường bỏ qua các khâu như PLAN và CHECK. Điều đó dẫn đến tỉ lệ sai sót và phải làm lại cao; đồng thời kết quả đầu ra có tính áp dụng thấp, ít tìm ra các bài học để rút kinh nghiệm và cải tiến hiệu quả công việc.

Một thực tiễn về PDCA trong ngành sản xuất nội dung đó là quá trình viết content của Bộ phận Marketing. Thông thường, thay vì lên kế hoạch (PLAN) về content mapping, content pillar, outline của từng bài viết; hoặc chốt nội dung với các bên liên quan (CHECK), newbie thường bắt tay thực hiện khâu viết luôn (DO). Từ đó dẫn đến nội dung viết ra đi ngược lại mục tiêu của content trong tổng thể kế hoạch truyền thông, marketing của doanh nghiệp. Cũng trong quá trình này, trong một số tình huống, nếu chỉ thực hiện CHECK mà không có PLAN thì nội dung được tạo ra cũng sẽ không có hiệu quả. Thực hiện CHECK giúp các bên trong quá trình sản xuất content áp dụng thực tiễn tốt hơn trong việc lên kế hoạch content, thay vì thực hiện việc viết content mà thiếu các định hướng về người đọc, outline, ý chính, và thông điệp mong muốn truyền đạt.

 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

Có nên dựa hoàn toàn vào dữ liệu để ra quyết định?

CÓ NÊN DỰA HOÀN TOÀN VÀO DỮ LIỆU ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH?

Ra quyết định dựa trên dữ liệu ((Data-driven decision making) là gì?

Ra quyết định dựa trên dữ liệu (DDDM) là quá trình đưa ra quyết định bằng cách sử dụng số liệu, dữ kiện thay vì chỉ dựa trên cảm tính, kinh nghiệm hoặc suy đoán.

Việc sử dụng số liệu để ra quyết định giúp nhà quản lý nhận biết chính xác được tình hình hiện tại của doanh nghiệp, từ đó đo lường và đánh giá để chỉnh sửa, thay đổi cách thức đang thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong mục tiêu đề ra. Tuy nhiên nhà quản lý cần lưu ý rằng, dữ liệu chỉ đóng vai trò là chỉ báo, chúng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không được phân tích và xử lý.

 

Nhà quản lý có nên dựa hoàn toàn vào dữ liệu để ra quyết định? 

Câu trả lời là không. Dữ liệu có thể cung cấp thông tin hữu ích và quan trọng, tuy nhiên chúng có thể sai lệch hoặc không đầy đủ trong một số trường hợp. Chính vì vậy, khi đưa ra quyết định, nhà quản lý nên xét đến các yếu tố như trải nghiệm thực tế, tâm lý con người và khía cạnh nhân văn. Nhà quản lý có thể sử dụng dữ liệu để đưa ra các giả định, đánh giá phương án, và sau đó kết hợp với cảm tính và kinh nghiệm để đưa ra quyết định cuối cùng. Hoặc ngược lại, sử dụng dữ liệu đã được phân tích để điều chỉnh cảm tính, kinh nghiệm phục vụ cho những quyết định sau.

Đặc biệt trong trường hợp cảm tính bị “lúng túng” hoặc tính cạnh tranh trong ngành lớn, việc kết hợp dữ liệu và cảm tính là rất cần thiết.

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

ERP không phải là phần mềm

ERP không phải là phần mềm
 
ERP là gì?
 
ERP (Enterprise Resource Planning – Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp), thực chất là một bộ quy trình quản trị doanh nghiệp, có vai trò quản lý tất cả thông tin dữ liệu và các công cụ dự báo, lập kế hoạch của tổ chức. Như vậy, ERP là một phương pháp quản trị chứ không phải một phần mềm quản trị. (Nguồn: Sách ERP – Making it happen)
 

 

Phân biệt ERP và ES 
 
Một khái niệm dễ bị nhầm lẫn với ERP – đó là ES (Enterprise System hoặc Enterprise Software) – Phần mềm doanh nghiệp. Đây là các gói ứng dụng hỗ trợ hoạt động, quản lý các quy trình kinh doanh và dữ liệu trong toàn bộ doanh nghiệp, từ các hoạt động sản xuất, bán hàng, quản lý nhân sự đến quản lý khách hàng, chuỗi cung ứng.
 
Việc hiểu lầm giữa ES và ERP có thể xuất phát từ việc các công ty sản xuất phần mềm luôn cố gắng áp dụng phương pháp quản trị ERP để xây dựng gói giải pháp của riêng mình, và tự đánh đồng chúng thành ERP. Tuy nhiên cách các phần mềm doanh nghiệp (ES) được xây dựng lại đi ngược với ý nghĩa của phương pháp luận ERP. Một trong số đó là việc các phần mềm thường giới hạn người dùng tham gia vào quá trình hoạch định, hoặc chỉ cho phép nhà quản lý ra quyết định dựa trên các dữ liệu đã được xử lý xong chứ không theo dõi được toàn bộ quá trình. Có thể thấy, các nhà sản xuất ES đang lạm dụng thuật ngữ ERP nhằm mục đích thương mại, khiến nhiều người dùng hiểu sai ý nghĩa của cụm từ này.
 
Bài học rút ra
 
Doanh nghiệp cần có sự am hiểu cụ thể về cách thức xây dựng, luân chuyển thông tin của từng phần mềm, và giá trị của chúng đối với hệ thống thông tin quản lý trong tư duy quản trị của người điều hành để sử dụng sao cho phù hợp
 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn