CÓ NÊN DỰA HOÀN TOÀN VÀO DỮ LIỆU ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH?
Ra quyết định dựa trên dữ liệu ((Data-driven decision making) là gì?
Ra quyết định dựa trên dữ liệu (DDDM) là quá trình đưa ra quyết định bằng cách sử dụng số liệu, dữ kiện thay vì chỉ dựa trên cảm tính, kinh nghiệm hoặc suy đoán.
Việc sử dụng số liệu để ra quyết định giúp nhà quản lý nhận biết chính xác được tình hình hiện tại của doanh nghiệp, từ đó đo lường và đánh giá để chỉnh sửa, thay đổi cách thức đang thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong mục tiêu đề ra. Tuy nhiên nhà quản lý cần lưu ý rằng, dữ liệu chỉ đóng vai trò là chỉ báo, chúng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không được phân tích và xử lý.
Nhà quản lý có nên dựa hoàn toàn vào dữ liệu để ra quyết định?
Câu trả lời là không. Dữ liệu có thể cung cấp thông tin hữu ích và quan trọng, tuy nhiên chúng có thể sai lệch hoặc không đầy đủ trong một số trường hợp. Chính vì vậy, khi đưa ra quyết định, nhà quản lý nên xét đến các yếu tố như trải nghiệm thực tế, tâm lý con người và khía cạnh nhân văn. Nhà quản lý có thể sử dụng dữ liệu để đưa ra các giả định, đánh giá phương án, và sau đó kết hợp với cảm tính và kinh nghiệm để đưa ra quyết định cuối cùng. Hoặc ngược lại, sử dụng dữ liệu đã được phân tích để điều chỉnh cảm tính, kinh nghiệm phục vụ cho những quyết định sau.
Đặc biệt trong trường hợp cảm tính bị “lúng túng” hoặc tính cạnh tranh trong ngành lớn, việc kết hợp dữ liệu và cảm tính là rất cần thiết.