ỨNG DỤNG ERP TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
 
ERP là thuật ngữ ám chỉ điều gì?
 
ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning hay việc hoạch định tài nguyên đóng vai trò quản lý các thông tin về nguồn lực của một doanh nghiệp, rộng hơn là một tổ chức . Như vậy, ERP là thuật ngữ hàm ý một phương pháp quản trị, không phải để chỉ 01 phần mềm.
 
Vì sao số đông dùng ERP để ám chỉ phần mềm quản lý doanh nghiệp?
 
Tuy nhiên, hiện nay, khi nhắc tới ERP thì mọi người thường chỉ nhớ tới các Giải pháp ERP trên thị trường. Điều này xuất phát từ việc các công ty sản xuất phần mềm cho doanh nghiệp (Enterprise Software) cố gắng phản ánh triết lý quản trị của ERP vào trong một phần mềm và dán nhãn cho nó là ERP.
 
 
Phần mềm ERP sẽ giải quyết những vấn đề gì của doanh nghiệp?
 
Một hệ thống ERP thông qua việc ứng dụng phần mềm sẽ đảm bảo bao hàm hết tất cả các nghiệp vụ cơ bản của một tổ chức mà đơn vị cung cấp phần mềm có thể tích hợp thông qua việc khái quát và số hóa các nghiệp vụ đó. Trong đó:
 
  • E – Enterprise: Doanh nghiệp, hay chính là đại diện cho mục tiêu chung mà ERP hướng tới – kết nối và đồng bộ về mặt thông tin và công việc của tất cả các phòng ban.
  • R- Resource: Tài nguyên hay nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm công nghệ, máy móc, tài chính, nhân sự, thông tin khách hàng… Việc có một hệ thống ERP sẽ là cách giúp doanh nghiệp có thể tận dụng và khai thác tối đa tài nguyên khi luôn cập nhật một cách chính xác và kịp thời thông tin về nguồn lực của doanh nghiệp cũng như đảm bảo các quy trình khai thác một cách hiệu quả và hợp lý.
  • P- Planning: Hoạch định hay lên kế hoạch. Hệ thống ERP đóng vai trò là công cụ hỗ trợ tính toán và dự báo, giúp doanh nghiệp có thể lập trước các kế hoạch về sản xuất, kinh doanh cũng như đưa ra các quyết định phù hợp.
Như vậy, phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP chính là tích hợp tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp vào một hệ thống thông tin toàn diện và được quản trị quyền truy cập phù hợp. Một cách hiểu đơn giản hơn là thay vì phải sử dụng các phần mềm tính toán lương, nguyên vật liệu, lên kế hoạch bán hàng,… một cách song song độc lập, ERP tích hợp tất cả vào một gói phần mềm có sự liên kết và liên thông với nhau về mặt thông tin.
 
Các nghiệp vụ của một phần mềm ERP tiêu biểu bao gồm:
1. Tài chính – Kế toán (Finance – Accounting)
2. Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)
3. Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management)
4. Quản lý hàng tồn kho (Stock Control)
5. Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and Control)
6. Quản lý dự án (Project Management)
7. Quản lý dịch vụ (Service Management)
8. Quản lý nhân sự (Human Resource Management)
9. Hệ thống báo cáo quản trị thông minh (Business Intelligence)
10. Báo cáo thuế (Tax Reports).
 

 

Lợi ích của phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP?
 
Vì ERP có thể bao hàm mọi mặt của doanh nghiệp nên lợi ích mà một hệ thống ERP chất lượng đem lại cũng sẽ xuất hiện trên mọi phương diện của doanh nghiệp.
 
Thứ nhất, quản trị tài nguyên hợp lý giúp doanh nghiệp có thể khai thác nguồn lực sản xuất, kinh doanh một cách tối ưu đồng thời việc ứng dụng ERP phù hợp là điều kiện đưa doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với chuẩn hóa, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
 
Thứ hai, ứng dụng ERP để kiểm soát các hạn mức phù hợp giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro phát sinh từ hàng tồn kho, công nợ,…
 
Thứ ba, thông qua hệ thống thông tin được đồng bộ và cập nhật nhanh chóng, dữ liệu đầu vào chỉ cần nhập một lần duy nhất và được chia sẻ tới các bên liên quan tránh việc gặp rào cản giới hạn về tài nguyên khi làm việc sẽ tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tài nguyên tối quan trọng của mỗi doanh nghiệp.
 
Bên cạnh đó, thông tin được cập nhật kịp thời và chính xác cũng là yếu tố then chốt quyết định đến kết quả của mỗi quyết định được nhà quản trị đưa ra.
Mặc dù việc ứng dụng ERP mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng mất chi phí lớn cho phần mềm và tiêu tốn lượng lớn thời gian, nhân lực để triển khai. Chính vì vậy, ban lãnh đạo chính là những người quyết định đến hiệu quả và giá trị nhân được khi ứng dụng ERP cho doanh nghiệp nếu có nhận thức và quyết tâm cao với mục tiêu rõ ràng và đúng đắn đồng thời luôn sẵn sàng thay đổi các quy trình bất hợp lý hiện hữu trong doanh nghiệp.
 
Một xu hướng khác đi ngược với cách áp dụng ERP trong một phần mềm
 
Một xu hướng khác, đang đi ngược lại với cơ chế đưa các hoạt động vào một giải pháp (standable software) phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, đó là xu hướng tích hợp.
 
Có thể thấy, ở quy mô nhỏ, một phần mềm có thể đáp ứng cơ bản đầy đủ các nghiệp vụ, tuy nhiên với các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia, thì việc dùng đa nền tảng là không thể tránh khỏi. (Ví dụ, dùng salesforce cho bán hàng, quản trị thông tin khách hàng; dùng SAPcho tài chính kế toán; dùng Magento cho bán lẻ;….) Xu hướng này chính là việc TÍCH HỢP các nền tảng, phần mềm khác nhau cho những nhu cầu nghiệp vụ khác nhau trên một trục tích hợp với tên gọi là Integration Hub, hay dưới nhiều cái tên khác như iPaas (integration Platform as a services), ESB (Enterprise Services Bus).
 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon