PHẦN MỀM NO-CODE SẼ CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG VÀO NĂM 2024

 

Tương lai của công nghệ sẽ như thế nào? Một số người cho rằng đó là sự phát triển của robot hoặc có lẽ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tối ưu cuộc sống của con người. Nhưng khi nói đến thế giới của công việc, một trong những thay đổi quan trọng nhất sẽ đến trong thời gian ngắn đó là việc dịch chuyển từ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ  được xây dựng thông qua code cứng (hard code) sang no-code.

Đến năm 2024, phần mềm no-code sẽ thống trị lĩnh vực công nghệ và hơn thế nữa.

Giới công nghệ từ lâu đã ca ngợi các dạng phần mềm này như một cách để tạo điều kiện tiếp cận web và cung cấp cho người lao động thông thường khả năng thực hiện loại công việc mà trước đây chỉ dành riêng cho các kỹ sư phần mềm. Từ phát triển ứng dụng, đến đối chiếu tài khoản, đến lập bản đồ trải nghiệm khách hàng, chúng ta đang tiến tới một tương lai nơi tự động hóa sẽ thay thế công việc thường được hoàn thành bởi con người trong tất cả các loại ngành.

Và, tất nhiên, sự gia tăng của tự động hóa sẽ đi đôi với tương lai no code.

Khi thảo luận về tương lai của No code, chúng ta phải thừa nhận rằng khái niệm này không quá xa vời. Thậm chí, ai đó có thể ý kiến rằng đã có sự xuất hiện của No-code. Nó đã thay đổi môi trường làm việc hiện đại và tạo ra một thế hệ các nhà phát triển ứng dụng mới – “những lập trình viên nhân dân” (citizen developer)

 

Các ứng dụng No-code có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với những kĩ sư phần mềm thuần túy.

Thường khi nghe đến từ “code”, mọi người sẽ nghĩ đến hình ảnh của một kỹ sư phần mềm, cặm cụi sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó mà nhiều người khác không thể hiểu được. Và mặc dù các ứng dụng No-code có thể làm cho công việc của các kỹ sư phần mềm được thu xếp hiệu quả hơn, chúng cũng có thể mang lại lợi ích cho những người khác tại nơi làm việc. Với sự gia tăng của các ứng dụng No-code, khái niệm “lập trình viên nhân dân” được ra đời.

Các nhà “lập trình viên nhân dân” này là những người không biết code cũng không xuất thân từ nền tảng kỹ thuật phần mềm, họ là những người trong doanh nghiệp, ví dụ như lãnh đạo, nhân viên, tự xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin cho mình, hoặc cho người khác bằng cách sử dụng các công cụ được phép của bộ phận công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, mặc dù họ không cần có kiến thức lập trình (no-code) hoặc chỉ cần biết ở mức cơ bản (low-code). Họ chứng minh tương lai của công nghệ không nằm trong tay của thiểu số các kỹ sư phần mềm mà là của đa số mọi người.

Các nhà lập trình viên nhân dân này có thể là chủ doanh nghiệp sử dụng nền tảng no-code CMS để xây dựng trang web thương mại điện tử của họ hoặc nhà thiết kế đồ họa sử dụng công cụ thiết kế no-code để tạo ra sản phẩm hoàn hảo.

Họ thậm chí có thể là nhà tiếp thị truyền thông, bằng cách sử dụng công cụ no-code cho việc lập lịch biểu các hoạt động để duy trì sự hiện diện thương hiệu của họ trên mạng xã hội. Nhìn chung, không có giới hạn cho các nhà “lập trình nhân dân”. Môi trường làm việc dần chuyển sang hướng tự động hóa hơn nữa, đòi hỏi nhiều ứng dụng no-code hơn.

Phần mềm No-code giúp cắt giảm công việc kiểm tra ngược hệ thống khi có vấn đề

Phần mềm No-code mang lại lợi ích cho các nhà lập trình nhân dân, và cũng hữu ích cho các nhà phát triển ứng dụng truyền thống. Coding là một quá trình dài, nhưng trớ trêu thay, các nhà phát triển phần mềm thường có thời hạn nghiêm ngặt. Do đó, tình huống thường gặp là nhà phát triển phần mềm quay lại để kiểm tra, giải quyết vấn đề, lỗi phần mềm sau khi đã code xong.

Bởi vì phần mềm no-code sắp xếp hợp lý quá trình phát triển và giảm thiểu rất nhiều thời gian cho việc coding, các nhà phát triển phần mềm có thể dành nhiều thời gian hơn, tối ưu hơn cho giải quyết các vấn đề quan trọng hơn.

Khi công nghệ tiến tới một tương lai No-code, chúng ta có thể sẽ thấy sự thay đổi công việc hàng ngày của các lập trình viên phần mềm. Sự dịch chuyển đó, đến cuối cùng, có thể là điều tốt nhất. Với nhiều thời gian hơn để tập trung vào giải quyết các vấn đề một các bao quát, các nhà phát triển phần mềm sẽ có ít nhu cầu cần kiểm tra ngược lại hệ thống mỗi khi phát hiện lỗi hơn. Thay đổi này có thể sẽ tiết kiệm thời gian cho các dự án, cải tiến công nghệ theo những hướng mà không thể thực hiện được nếu không có phần mềm no-code.

 

 

Khách hàng sẽ đầu tư vào phần mềm mới nếu nhu cầu của họ được đáp ứng trong thời gian ngắn

Bạn có thể cho rằng 2024 cho sự xoay chuyển này là thời hạn không đủ dài để thế giới công nghệ tiến tới một tương lai No-code. Bạn có thể cho rằng các công ty công nghệ không sẵn sàng đầu tư vào những thay đổi lớn như vậy chỉ trong vài năm.

Nhưng sự thật là các công ty công nghệ đang tìm cách tự động hóa các quy trình của họ và giải quyết nhu cầu tăng trưởng phát triển.

Những khách hàng B2B có kinh nghiệm thường sẽ chỉ tương tác với các nỗ lực tiếp thị nếu sản phẩm đó có thể tháo gỡ được các vấn đề hàng đầu mà họ trăn trở. Và yếu tố thúc đẩy phổ biến nhất đến việc mua hàng đó là sản phẩm có thể giải quyết được nhu cầu của doanh nghiệp họ trong thời gian ngắn.

Một số nhu cầu quan trọng nhất mà lĩnh vực công nghệ phải giải quyết là khoảng cách kỹ năng ngày càng lớn và nhu cầu bắt kịp với sự chuyển đổi ngày càng tăng của công nghệ.

Vì nền tảng No-code tự động hóa các quy trình tốn thời gian, các công ty sẽ cần phải áp dụng các ứng dụng này để theo kịp các đối thủ cạnh tranh của họ. Tuy nhiên, khi quan ngại đến vấn đề khoảng cách kỹ năng ngày càng tăng, phần mềm No-code sẽ giúp giải quyết phần nào những lo lắng này bằng cách cho phép mọi người trở thành những nhà “lập trình nhân dân”.

Tương lai No-code đã ở quanh chúng ta

Tính đến năm 2021, 455 triệu trang web sử dụng WordPress – nền tảng CMS cung cấp cả cách phát triển trang web No-code và Low-code. Trước khi phát triển các trang web như Wix, WordPress hay Squarespace, tất cả các website đều được xây dựng bằng code bởi lập trình viên truyền thống.

Với việc bình dân hóa việc tạo web, các nền tảng này cho phép người bình thường xây dựng các trang web của riêng họ.

Các chủ doanh nghiệp tìm ra hình thức bán hàng trực tuyến mới khiến thương mại điện tử bùng nổ. Trên thực tế, tính đến năm 2022, hơn 6,3 triệu trang web sử dụng plugin WooCommerce của WordPress, chứng minh cách mà các ứng dụng No-code đã định hình thế giới thương mại điện tử trực tuyến.

No-code cũng đã thay đổi môi trường làm việc cả online và offline. Trong thế giới làm việc ngày nay, chúng ta phải thừa nhận rằng tự động hóa sẽ tăng tốc các quy trình đã từng tốn rất nhiều thời gian để thực hiện. Và sự tự động hóa đó thường đến từ các ứng dụng No-code hoặc Low-code.

Ví dụ: Công cụ quản lý dự án Monday, được hơn 152.000 công ty sử dụng tính đến năm 2021, chứa các tính năng cho phép tự động đồng bộ hóa dữ liệu, tích hợp các công cụ chức năng công việc khác và tùy chỉnh các ứng dụng cần thiết cho doanh nghiệp.

Đặc biệt với xu hướng ảo hóa/ trực tuyến hóa các môi trường làm việc, các công cụ quản lý dự án này trở nên cần thiết để giữ cho các thành viên dự án đi đúng kế hoạch.

 

Kết luận

Công nghệ No-code có thể nghe giống như viễn tưởng xa vời, nhưng thực tế là nó đã ở quanh đây. Phần mềm No-code đã tạo ra một thế giới đầy những nhà “lập trình nhân dân”, thu nhỏ khoảng cách về kỹ năng và tạo ra những cách thức mới để những người không có kinh nghiệm về code có thể thay đổi thế giới làm việc.

Mặc dù năm 2024 có vẻ là một thời gian ngắn để các công ty công nghệ thích ứng với tương lai No-code nhưng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quen với nó, có thể thông qua phần mềm quản lý dự án, tạo ứng dụng hay hình thức tự động hóa khác.

Khi các công ty công nghệ lớn hơn áp dụng các quy trình này, họ sẽ mở đường cho nhiều doanh nghiệp hơn làm theo vì xu hướng sợ bị tụt lại phía sau.

No-code đã chứng minh nó đã xuất hiện để tồn tại.

Nguồn: Kris Hughes, Why No-Code Software Will Be Everywhere By 2024, CDP

 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon