RACI – Ma trận phân nhiệm trong quản trị

RACI – MA TRẬN PHÂN NHIỆM TRONG QUẢN TRỊ
 
Một dự án thành công là dự án có sự phân chia rõ ràng về người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với mỗi nội dung, phạm vi, đầu công việc. Ma trận gán trách nhiệm được sử dụng để minh họa các kết nối giữa các gói công việc hoặc các hoạt động và các thành viên trong nhóm dự án hoặc là các phòng ban trong doanh nghiệp.
 
R.A.C.I là viết tắt của 4 nhóm người trong dự án lần lượt theo các chữ cái:
  • R = Responsible: Người/bộ phận chịu trách nhiệm đầu mối triển khai.
  • A = Accountable: Người sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt cái dự án, kế hoạch đó.
  • C = Consulted: Đôi khi làm một dự án/kế hoạch nếu là R, trước khi đưa lên A duyệt thì cũng cần đâu đó những người tư vấn (tham mưu) để có thể hoàn thiện hơn khi làm.
  • I = Informed: Những người mà có thể không làm gì trong dự án/chiến dịch đó, nhưng họ lại là người cần nắm thông tin.

 

Mục tiêu của mô hình RACI là mang lại cấu trúc và sự rõ ràng liên quan đến các vai trò mà các bên liên quan đóng góp trong một dự án. Trên thực tế, đây là mô hình được coi là quy trình quản lý dự án có giá trị cao nhất vì mỗi thành viên đều có sự trách nhiệm khi họ biết những gì mà họ phải làm, từ đó giảm thiểu nguy cơ thiếu sót, chồng chéo và lẫn lộn, giúp cho việc điều hành nhóm/doanh nghiệp hiệu quả hơn. Sau khi hiểu được vai trò của mọi người, chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình, việc suy nghĩ lên lịch trình cho mọi người để dự án có thể được hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
 
Chính những ưu điểm trên khiến cho ma trận RACI là mô hình không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, và sử dụng một nền tảng có cung cấp công cụ số hoá RACI sẽ giúp quản trị dự án dễ dàng và hiệu quả nhất.

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

ORGCHART – Sơ đồ tổ chức trong doanh nghiệp

ORGCHART – SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP
 
Organization chart (org chart) hay còn gọi là “Sơ đồ tổ chức” là một sơ đồ hiển thị hệ thống phân cấp mối quan hệ trong doanh nghiệp. Ứng dụng thường xuyên nhất của biểu đồ tổ chức là để hiển thị cấu trúc của một doanh nghiệp, chính phủ hoặc tổ chức.
 
Sơ đồ tổ chức có nhiều cách sử dụng và có thể được cấu trúc theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên vai trò chính của Org chart trong doanh nghiệp có thể kể đến như:
 
  • Hiển thị cấu trúc, hệ thống thứ bậc nội bộ doanh nghiệp.
  • Giúp nhân viên biết được người cần báo cáo là ai cũng như liên hệ cần thiết khi có vấn đề xảy ra.
  • Cho phép mọi người biết quyền và trách nhiệm có được đặt lên đúng lên người và việc không.
  • Giúp bộ phận quản lý nói chung biết được lượng nhân sự của từng phòng ban. Cũng như cách phân bổ nhân viên và tận dụng được nguồn lực khác hiệu quả hơn.

Ví dụ về sơ đồ tổ chức trong doanh nghiệp

 

Một trong những vai trò đặc biệt của Sơ đồ tổ chức khi áp dụng số hoá trong doanh nghiệp chính là Kiểm soát truy cập (Access Control). Kiểm soát truy cập là phương tiện để hạn chế quyền truy cập vào tài nguyên hệ thống chỉ cho những người dùng được ủy quyền với các quyền thích hợp dựa trên vai trò cũng như phòng ban của họ. Điều này đảm bảo việc dữ liệu và tài nguyên trong hệ thống doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ, tránh việc rò rỉ thông tin. Từ đó đem đến rất nhiều lợi ích, như:
 
  • Cho phép doanh nghiệp duy trì một môi trường an toàn khi ngăn chặn việc sử dụng trái phép các tài nguyên thông tin hoặc rò rỉ thông tin mật của doanh nghiệp 
  • Và ngăn chặn các vi phạm dữ liệu có thể làm mất lòng tin của khách hàng và chịu các hình phạt tài chính.
 
Như vậy, có thể thấy, xây dựng Sơ đồ tổ chức vô cùng thiết thực và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sở hữu một Sơ đồ tổ chức và biết cách áp dụng nó sẽ đem đến rất nhiều lợi ích về quản trị cho các nhà quản lý.
 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

Công ty phần mềm Product và công ty phần mềm Outsource – Có gì khác biệt?

Công ty phần mềm Product và công ty phần mềm Outsource – Có gì khác biệt?
 
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong thời đại 4.0, ngành công nghệ thông tin (IT) của Việt Nam ngày càng phát triển thần tốc. Song hành với đó là sự ra đời của nhiều các công ty phần mềm Product và công ty phần mềm Outsource. Hãy cùng tìm hiểu về hai thuật ngữ trên và sự khác biệt giữa hai hình thức công ty phần mềm này.
 
Công ty phần mềm Product
 
Công ty phần mềm product là những công ty tự xây dựng sản phẩm, quảng bá và bán các sản phẩm ứng dụng phần mềm do chính họ làm ra. Nhóm khách hàng chủ yếu là những người dùng cuối (end-user) và doanh thu sẽ đến từ việc họ trả tiền để mua những phần mềm đó. Đặc trưng của những công ty phần mềm product là sẽ tập trung vào sự hài lòng của người dùng cuối để phát triển sản phẩm, nỗ lực hoàn thiện từ lúc bắt đầu đến khi nhận được phản hồi của khách hàng và tiếp tục ngày càng hoàn thiện theo từng năm. Đồng thời một ưu điểm của công ty Product là sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho khách hàng, không chỉ giúp tìm ra những vấn đề còn tồn đọng trong doanh nghiệp, mà còn có thể thiết kế ra sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và thực tiễn nhất với khách hàng.
 

 

Công ty phần mềm Outsource
 
Các công ty phần mềm outsource hay các công ty gia công phần mềm tập trung vào việc viết mã cho các trang web, web / ứng dụng di động hoặc trò chơi. Các công ty outsource sẽ không tập trung vào một phần mềm nhất định do chính họ làm ra mà sẽ chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác một cách nhanh chóng. Những công ty gia công sẽ chỉ làm việc với một hoặc một vài vấn đề nhỏ trong một khoảng thời gian nhất định, trái ngược với sự gắn bó suốt chu kỳ sản phẩm như công ty phần mềm product. Nhược điểm của những công ty Outsource là không cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng, mà thay vào đó nhiệm vụ của khách hàng là tạo ra chiến lược sản phẩm và lựa chọn công nghệ phù hợp cho ứng dụng.
 
Mỗi loại hình công ty phần mềm đều có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên nếu bạn đang tìm cho doanh nghiệp của mình một giải pháp công nghệ hoàn thiện, phù hợp nhất với nhu cầu doanh nghiệp và được đặt trải nghiệm của người dùng làm trọng tâm thì công ty Product nên là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

Nhầm lẫn giữa giải pháp quản lý và giải pháp công nghệ

NHẦM LẪN GIỮA GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
 
Công nghệ phát triển kéo theo nhiều phần mềm, nền tảng công nghệ góp phần quan trọng vào việc quản lý và vận hành doanh nghiệp dễ dàng. Từ đó, tạo bước đệm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn hay nhầm lẫn giữa việc sử dụng công nghệ để quản lý với suy nghĩ rằng khi đã có công nghệ trong tay thì đương nhiên sẽ có giải pháp quản lý doanh nghiệp.
 
Hiện tại, không phải doanh nghiệp nào cũng đã tìm được cho mình giải pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Như khó khăn trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, tốn nhiều thời gian trong các tác vụ văn phòng thủ công và những quy trình giấy tờ rườm rà, thiếu cơ sở để đánh giá nhân viên,… Do đó một số doanh nghiệp đã mắc phải sai lầm đó là thay vì vạch ra giải pháp cải thiện quản lý sau đó đi mua các ứng dụng công nghệ về để hỗ trợ giải pháp đã đề ra, thì họ lại lựa chọn đi mua những phần mềm khi còn chưa thực sự hiểu những vấn đề đang tồn đọng của doanh nghiệp.
 
 
Các ứng dụng bên ngoài, đặc biệt là những ứng dụng được may sẵn và dập khuôn máy móc không thể đáp ứng được kì vọng sai lầm của các nhà quản trị là chỉ cần mua các phần mềm bên ngoài về sẽ tự động nâng cao được chất lượng quản lý doanh nghiệp.
 
Một trong những lầm tưởng lớn trong quản trị doanh nghiệp đó là mặc định khi đã có trong tay công nghệ thì sẽ có giải pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả, chứ không phải áp dụng công nghệ để hỗ trợ cho việc quản lý. Trên thực tế, việc nắm trong tay công nghệ hiện đại nhưng nếu nhà quản lý không biết cách vận dụng và vận hành chúng cũng như hiểu được những vấn đề đang tồn đọng trong quy trình quản lý doanh nghiệp, thì công nghệ sẽ trở nên lãng phí cũng như thậm chí khiến cho việc kiểm soát doanh nghiệp trở nên rối ren hơn. Nhà quản trị cần nắm bắt được những vấn đề và khó khăn trong việc quản lý của doanh nghiệp, từ đó đi tìm phần mềm công nghệ phù hợp để giải quyết bài toán quản trị tốt nhất.
 
Vậy nên doanh nghiệp cần tránh nhầm lẫn giữa giải pháp quản lý và giải pháp công nghệ, tránh việc tiêu tốn thời gian và chi phí nhưng vẫn không thể nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.
 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

Xây dựng OKRs trong doanh nghiệp

Xây dựng OKRs trong doanh nghiệp
 
OKRs là gì?
 
OKRs là viết tắt của Objectives and Key Results. Trong đó, objectives hay mục tiêu đơn thuần là những điều cần đạt được. Việc tuân theo các mục tiêu đóng vai trò quan trọng nhằm định hướng hành động và tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp.
 
Đồng thời, kết quả đạt được mang vai trò là cơ sở để xác định mức độ chặt chẽ của tổ chức trong việc đạt được mục tiêu. Key results được đưa ra chi tiết, có giới hạn về mặt thời gian và đảm bảo tính thực tiễn. Trên hết, key results có thể đo lường và kiểm chứng chính xác về mặt số liệu.
 
Từ đó, tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ khi kết thúc mỗi giai đoạn nhất định, một quý hoặc nửa năm, …, và đánh giá trạng thái việc đạt được các kết quả cần đạt đã đề ra. Trong khi một mục tiêu có thể được kéo dài một năm hoặc hơn, thì kết quả then chốt sẽ thay đổi khi dự án tiến triển. Mục tiêu sẽ hoàn thành khi tất cả các kết quả đo lường đều đã đạt được.
 
 
 

 

Các phương pháp xây dựng OKRs
 
  • Từ trên xuống (Top-down)
Trong chiến lược này, ban lãnh đạo đưa ra tập hợp các mục tiêu từ đó giúp định hướng cả doanh nghiệp đi theo một định hướng chung của những nhà quản trị. Theo cách tiếp cận từ trên xuống, OKRs sẽ được người quản lý, người giám sát hoặc quản trị viên lên kế hoạch cho tất cả các mục tiêu nên đôi khi sẽ trở nên xa vời nếu thiếu sự phân tích và đánh giá kỹ càng.
 
  • Từ dưới lên (Bottom-up)
Bằng cách này, nhân viên các cấp xây dựng các mục tiêu theo từng cá nhân, từng nhóm, tựu chung lại sẽ là mục tiêu của cả doanh nghiệp. Điều này mang đến tính khả thi cao cho các mục tiêu nhưng cũng gặp vấn đề khi thiếu sự thách thức. Nhân viên xác định các mục tiêu và kết quả đo lường của họ dựa trên những gì họ tin cần được thực hiện và cố gắng thuyết phục các nhân viên và quản lý theo hướng từ dưới lên.
 
Khi kết hợp cả hai, việc lên OKRs sẽ đảm bảo được sự cân bằng giữa tính khả thi và sự thách thức đồng thời mang theo tính linh hoạt cao trong ứng dụng nhưng cũng sẽ có điểm trừ khi không thể đạt được tuyệt đối những ưu điểm của từng phương pháp.
 
Bên cạnh đó, OKR có thể được điều chỉnh theo chiều ngang để trở nên phù hợp hơn và đảm bảo cân bằng những mục tiêu và lợi ích giữa các bộ phận trong tổ chức.
 
Ứng dụng OKRs trong doanh nghiệp
 
OKR luôn cần được điều chỉnh phù hợp để hướng toàn bộ tổ chức hướng tới cùng một mục tiêu. Việc xây dựng OKR có xu hướng rõ ràng, thực tế, có tham vọng và thách thức thông qua việc kết hợp linh hoạt giữa top-down và bottom-up hay có sự kết nối giữa tất cả các bộ phận để đạt được tính thống nhất.
 
Tùy theo lĩnh vực, tính chất của mỗi doanh nghiệp, việc đo lường OKRs cũng có nhiều sự khác biệt. Việc đạt được 100% OKRs không đồng nghĩa với sự xuất sắc tuyệt đối. Điều này cho thấy các mục tiêu của tổ chức đang được đưa ra quá dễ dàng và các nguồn lực không được sử dụng một cách tối ưu cho sự phát triển.
 
Bên cạnh đó, khi các mục tiêu có thể hoàn thành từ 60% hoặc 70% trở lên tùy theo mỗi tổ chức, ta hoàn toàn có thể coi đây là một kết quả tích cực. Việc chỉ đạt được ngưỡng xung quanh mức 50% cũng không hoàn toàn là kết quả quá tệ vì đây có thể là cơ hội để tổ chức đánh giá lại mục tiêu và tìm ra những vấn đề cần cải thiện. Và rõ ràng khi kết quả đạt được thấp hơn 40%, doanh nghiệp cần phải khắc phục các vấn đề của mình ngay lập tức và đánh giá lại rằng việc đưa ra mục tiêu có đang quá sức mình hay không.
 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

OKR và ý nghĩa trong doanh nghiệp hiện đại

OKR VÀ Ý NGHĨA TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI
 
Google là một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Để xây dựng nên một đế chế hùng mạnh như hiện tại, Google hẳn có nhiều bí quyết thành công và một trong số đó không thể không kể đến đó chính là phương pháp quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt (OKR).
 
Phương pháp OKR được phát kiến ra bởi Giám đốc điều hành của Intel là Andy Grove và được Google áp dụng từ đầu những năm 2000. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem OKR là gì và ý nghĩa của mô hình này trong doanh nghiệp hiện nay.
 
OKR là gì
 
OKR (Objectives and Key Results), tạm dịch ra tiếng Việt là “Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả then chốt”, là một phương pháp quản trị giúp doanh nghiệp gắn kết mục tiêu cụ thể với kết quả chung của một tổ chức, tập thể lớn. Vậy OKR có ý nghĩa như thế nào đối với các doanh nghiệp hiện đại mà khiến nó trở nên được ứng dụng rộng rãi đến vậy?
 
OKR xoay quanh 2 câu hỏi chính:
  • Mục tiêu (Objectives): Bạn cần đến nơi nào?
  • Kết quả then chốt (Key results): Bạn đến nơi đó bằng cách nào?
Đó là 2 câu hỏi luôn phải tự đặt ra và đi tìm câu trả lời trong mô hình OKR.
 
 

 

Ý nghĩa của OKR trong doanh nghiệp
 
Lợi ích của phương pháp này đối với các doanh nghiệp hiện đại là vô cùng lớn, có thể kể đến như:
 
1. Tập trung vào những vấn đề cần thiết
 
Phương pháp này giúp nhân viên trong công ty xác định đâu là công việc ưu tiên cần thực hiện, từ đó tập trung sức lao động vào những mục tiêu có thể đo lường được, không bị tốn thời gian “mắc kẹt” trong những công việc không tạo ra giá trị khiến hiệu suất công việc bị giảm sút.
 
2.Tác động đến văn hóa doanh nghiệp
 
Một trong những lợi ích lớn nhất khi áp dụng phương pháp OKR đó là nó tác động mạnh mẽ vào văn hóa của doanh nghiệp. OKR giúp xây dựng văn hóa minh bạch, cho phép doanh nghiệp có thể nắm được kế hoạch của mỗi phòng ban và mỗi cá nhân, cũng như tạo thói quen tập trung và nỗ lực tối đa để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 
 
3. Là công cụ để đo lường tiến độ hoàn thành mục tiêu
 
Tiêu chí đầu tiên của kết quả then chốt (key results) chính là khả năng đo lường. Thông qua mô hình OKR, các chỉ số về dự án và công việc sẽ phản ảnh đầy đủ, chính xác về tiến độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân, bộ phận và toàn doanh nghiệp, giúp cho tiến độ hoàn thành OKRs luôn được cập nhật liên tục.
 
4. Nhân viên chủ động trong công việc
 
Khi mỗi nhân viên có OKRs riêng thì họ hiểu tầm quan trọng của việc hoàn thành và có những kỳ vọng rõ ràng cho công việc của chính họ. Mô hình OKRs trao cho nhân viên quyền tự quyết định, tự giác và chủ động hơn trong công việc của mình.
 
Với những lợi ích kể trên, có thể nói OKR có vai trò rất lớn trong việc quản trị doanh nghiệp và cũng dần được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đây là phương pháp giúp quản lý công việc hiệu quả để kết nối mọi thành viên trong cùng một công ty thông qua các kết quả đơn giản và dễ dàng theo dõi, đồng thời cũng chính là chìa khóa của sự tăng trưởng của doanh nghiệp. 
 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn
 

Ứng dụng ERP trong quản lý doanh nghiệp

ỨNG DỤNG ERP TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
 
ERP là thuật ngữ ám chỉ điều gì?
 
ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning hay việc hoạch định tài nguyên đóng vai trò quản lý các thông tin về nguồn lực của một doanh nghiệp, rộng hơn là một tổ chức . Như vậy, ERP là thuật ngữ hàm ý một phương pháp quản trị, không phải để chỉ 01 phần mềm.
 
Vì sao số đông dùng ERP để ám chỉ phần mềm quản lý doanh nghiệp?
 
Tuy nhiên, hiện nay, khi nhắc tới ERP thì mọi người thường chỉ nhớ tới các Giải pháp ERP trên thị trường. Điều này xuất phát từ việc các công ty sản xuất phần mềm cho doanh nghiệp (Enterprise Software) cố gắng phản ánh triết lý quản trị của ERP vào trong một phần mềm và dán nhãn cho nó là ERP.
 
 
Phần mềm ERP sẽ giải quyết những vấn đề gì của doanh nghiệp?
 
Một hệ thống ERP thông qua việc ứng dụng phần mềm sẽ đảm bảo bao hàm hết tất cả các nghiệp vụ cơ bản của một tổ chức mà đơn vị cung cấp phần mềm có thể tích hợp thông qua việc khái quát và số hóa các nghiệp vụ đó. Trong đó:
 
  • E – Enterprise: Doanh nghiệp, hay chính là đại diện cho mục tiêu chung mà ERP hướng tới – kết nối và đồng bộ về mặt thông tin và công việc của tất cả các phòng ban.
  • R- Resource: Tài nguyên hay nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm công nghệ, máy móc, tài chính, nhân sự, thông tin khách hàng… Việc có một hệ thống ERP sẽ là cách giúp doanh nghiệp có thể tận dụng và khai thác tối đa tài nguyên khi luôn cập nhật một cách chính xác và kịp thời thông tin về nguồn lực của doanh nghiệp cũng như đảm bảo các quy trình khai thác một cách hiệu quả và hợp lý.
  • P- Planning: Hoạch định hay lên kế hoạch. Hệ thống ERP đóng vai trò là công cụ hỗ trợ tính toán và dự báo, giúp doanh nghiệp có thể lập trước các kế hoạch về sản xuất, kinh doanh cũng như đưa ra các quyết định phù hợp.
Như vậy, phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP chính là tích hợp tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp vào một hệ thống thông tin toàn diện và được quản trị quyền truy cập phù hợp. Một cách hiểu đơn giản hơn là thay vì phải sử dụng các phần mềm tính toán lương, nguyên vật liệu, lên kế hoạch bán hàng,… một cách song song độc lập, ERP tích hợp tất cả vào một gói phần mềm có sự liên kết và liên thông với nhau về mặt thông tin.
 
Các nghiệp vụ của một phần mềm ERP tiêu biểu bao gồm:
1. Tài chính – Kế toán (Finance – Accounting)
2. Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)
3. Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management)
4. Quản lý hàng tồn kho (Stock Control)
5. Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and Control)
6. Quản lý dự án (Project Management)
7. Quản lý dịch vụ (Service Management)
8. Quản lý nhân sự (Human Resource Management)
9. Hệ thống báo cáo quản trị thông minh (Business Intelligence)
10. Báo cáo thuế (Tax Reports).
 

 

Lợi ích của phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP?
 
Vì ERP có thể bao hàm mọi mặt của doanh nghiệp nên lợi ích mà một hệ thống ERP chất lượng đem lại cũng sẽ xuất hiện trên mọi phương diện của doanh nghiệp.
 
Thứ nhất, quản trị tài nguyên hợp lý giúp doanh nghiệp có thể khai thác nguồn lực sản xuất, kinh doanh một cách tối ưu đồng thời việc ứng dụng ERP phù hợp là điều kiện đưa doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với chuẩn hóa, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
 
Thứ hai, ứng dụng ERP để kiểm soát các hạn mức phù hợp giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro phát sinh từ hàng tồn kho, công nợ,…
 
Thứ ba, thông qua hệ thống thông tin được đồng bộ và cập nhật nhanh chóng, dữ liệu đầu vào chỉ cần nhập một lần duy nhất và được chia sẻ tới các bên liên quan tránh việc gặp rào cản giới hạn về tài nguyên khi làm việc sẽ tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tài nguyên tối quan trọng của mỗi doanh nghiệp.
 
Bên cạnh đó, thông tin được cập nhật kịp thời và chính xác cũng là yếu tố then chốt quyết định đến kết quả của mỗi quyết định được nhà quản trị đưa ra.
Mặc dù việc ứng dụng ERP mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng mất chi phí lớn cho phần mềm và tiêu tốn lượng lớn thời gian, nhân lực để triển khai. Chính vì vậy, ban lãnh đạo chính là những người quyết định đến hiệu quả và giá trị nhân được khi ứng dụng ERP cho doanh nghiệp nếu có nhận thức và quyết tâm cao với mục tiêu rõ ràng và đúng đắn đồng thời luôn sẵn sàng thay đổi các quy trình bất hợp lý hiện hữu trong doanh nghiệp.
 
Một xu hướng khác đi ngược với cách áp dụng ERP trong một phần mềm
 
Một xu hướng khác, đang đi ngược lại với cơ chế đưa các hoạt động vào một giải pháp (standable software) phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, đó là xu hướng tích hợp.
 
Có thể thấy, ở quy mô nhỏ, một phần mềm có thể đáp ứng cơ bản đầy đủ các nghiệp vụ, tuy nhiên với các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia, thì việc dùng đa nền tảng là không thể tránh khỏi. (Ví dụ, dùng salesforce cho bán hàng, quản trị thông tin khách hàng; dùng SAPcho tài chính kế toán; dùng Magento cho bán lẻ;….) Xu hướng này chính là việc TÍCH HỢP các nền tảng, phần mềm khác nhau cho những nhu cầu nghiệp vụ khác nhau trên một trục tích hợp với tên gọi là Integration Hub, hay dưới nhiều cái tên khác như iPaas (integration Platform as a services), ESB (Enterprise Services Bus).
 

Liên hệ với chúng tôi tại:

🌐 Facebook: fb.com/sympervietnam
🌐 Linkedin: linkedin.com/company/symper/ 
☎️ Hotline: 090 461 4302
💌 Email: infor@symper.vn